Theo báo cáo của Sở Y tế Đồng Nai, tính đến 12h cùng ngày, đã ghi nhận 487 ca bệnh liên quan đến vụ nghi ngộ độc thực phẩm, trong đó có 2 ca tiến triển nặng, số bệnh nhân còn lại sức khoẻ đang dần hồi phục, giảm bớt những triệu chứng ngộ độc.
Sau khi ghi nhận sự việc, lực lượng chức năng đã vào cuộc điều tra và phát hiện tiệm bánh mì B. (phường Xuân Bình, TP Long Khánh) vi phạm nhiều quy định về an toàn thực phẩm.
Theo điều tra ban đầu, cửa hàng B. bán bánh mì thịt bao gồm: bánh mì, pate tự làm (gan lợn, thịt mỡ), chả lụa, thịt nguội, thịt lợn, dưa muối chua tự làm (cà rốt, củ cải trắng), nước sốt tự làm (gồm: nước hầm thịt heo, hạt nêm, bột ngọt, nước tương) phục vụ khoảng 1.000 ổ bánh mì thịt/ngày.
Tuy nhiên, thời điểm kiểm tra cửa hàng này không có giấy phép kinh doanh tại địa chỉ trên và không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Tổng số lao động làm việc trực tiếp là 4 người nhưng không có giấy xác nhận tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm, không có giấy khám sức khỏe.
Ông Nguyễn Đình Minh, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Đồng Nai cho biết, qua điều tra thời gian ủ bệnh trung bình của các bệnh nhân từ 4-8 giờ. Triệu chứng chủ yếu là tiêu chảy, nôn ói.
Lực lượng chức năng đã yêu cầu cơ sở tạm ngưng hoạt động kinh doanh cho đến khi có kết luận của cơ quan có thẩm quyền và được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Đồng thời, tiếp tục phối hợp điều tra nguyên nhân vụ nghi ngộ độc thực phẩm.
Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Hùng Long nhận định, sau khi sự cố xảy ra, UBND tỉnh Đồng Nai, Sở Y tế Đồng Nai và TP Long Khánh đã có văn bản, kịp thời chỉ đạo các đơn vị chức năng xử lý, cứu chữa cho bệnh nhân.
Ông Long nhấn mạnh, việc quan trọng hiện nay là cứu chữa bệnh nhân. Bằng mọi giá tập trung nguồn lực cứu chữa các bệnh nhân nặng, đảm bảo tính mạng cho họ.
Lãnh đạo Cục An toàn thực phẩm đề nghị Sở Y tế Đồng Nai tiếp tục chỉ đạo các bệnh viện huy động y bác sĩ, bổ sung thuốc men điều trị cho các bệnh nhân đang nằm viện, nhất là trong điều kiện bệnh viện phải mở thêm đơn vị cấp cứu do quá tải.
Nhận định số lượng bệnh nhân vẫn tiếp tục tăng thêm, ông Long cũng đề nghị Sở Y tế Đồng Nai cảnh báo người dân đã ăn bánh mì tại cửa hàng B. trong 2 ngày 30/4 và 1/5 nếu có triệu chứng thì đến cơ sở y tế gần nhất để được khám, điều trị kịp thời. Tránh tình trạng trở nặng, ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng...
Cùng ngày, Đoàn công tác của Bộ Y tế đã tới thăm hỏi, động viên các bệnh nhi điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai và các bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện đa khoa khu vực Long Khánh.
Ngoài ra, theo chỉ đạo, các cơ quan, đơn vị trong ngành Y phải ưu tiên kinh phí cho hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số; dành tối thiểu 1% các nguồn kinh phí của cơ quan, đơn vị để chi cho ứng dụng công nghệ thông tin theo Chỉ thị số 02 năm 2009 của Bộ trưởng Y tế về việc đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong ngành y tế.
Đối với các cơ sở khám chữa bệnh, người đứng đầu ngành Y tế yêu cầu khẩn trương triển khai hồ sơ bệnh án điện tử không sử dụng bệnh án giấy theo quy định tại Thông tư số 46 năm 2018 của Bộ Y tế; triển khai y tế từ xa theo quy định tại Thông tư số 49 năm 2017; triển khai đơn thuốc điện tử theo các hướng dẫn đã ban hành.
Ngoài ra, cần triển khai đặt lịch khám, chữa bệnh trực tuyến; chú trọng các giải pháp hỗ trợ người dân, người bệnh, sử dụng thẻ căn cước công dân gắn chíp, nhận dạng sinh trắc học khi đăng ký và trong quá trình khám chữa bệnh.
Liên quan đến bệnh án điện tử, theo Thông tư 46/2018, Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện hạng I trở lên hết năm 2023 phải triển khai bệnh án điện tử. Tới giai đoạn từ năm 2024-2028, Bộ Y tế yêu cầu tất cả các cơ sở khám chữa bệnh phải triển khai hồ sơ bệnh án điện tử.
Trong dự thảo đang lấy ý kiến các cá nhân, tổ chức, cơ quan này đề xuất hết năm 2025, tất cả bệnh viện trên cả nước phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử.
Thực tế, Việt Nam có khoảng 1.300 cơ sở khám, chữa bệnh (gồm các bệnh viện, trung tâm y tế đa chức năng), trong đó có khoảng 135 bệnh viện hạng I trở lên. Theo dữ liệu cải cách hành chính từ website Bộ Y tế, đến giữa tháng 8, cả nước mới có khoảng 50 cơ sở y tế (gồm cả công lập và tư nhân) chính thức công bố chuyển từ bệnh án giấy sang bệnh án điện tử, trong đó có rất ít bệnh viện hạng I trở lên.
Bệnh án điện tử được Bộ Y tế đánh giá là cốt lõi và điểm khởi đầu cho mọi nỗ lực chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế. Vấn đề là tốc độ chuyển đổi từ bệnh án - hồ sơ giấy sang dữ liệu điện tử hiện quá chậm.
Hiện, các bên đã có hệ thống ứng dụng quản lý văn bản. 100% văn bản ở các cơ quan hành chính nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã đều thực hiện ký số. Tuy nhiên, việc trao đổi, gửi, nhận văn bản giữa các cơ quan, đơn vị phải thực hiện in và gửi bản giấy qua đường bưu điện, fax… không thực hiện thông qua một hệ thống nào để việc giao nhận nhanh nhất, dẫn đến việc chuyển phát mất nhiều thời gian và tốn kém chi phí.
Nắm bắt tình hình thực tế trên, Sở TT&TT đã xây dựng giải pháp liên thông văn bản điện tử nhằm nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành của các cấp uỷ, chính quyền trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá. Qua đó, từng bước thay đổi thói quen làm việc từ hành chính, giấy tờ sang điều hành, xử lý công việc trên môi trường mạng.
Thời gian vừa qua khi gửi, nhận văn bản của các Văn phòng đại diện, phóng viên thường trú báo chí trung ương tại Thanh Hóa đến các cơ quan quản lý nhà nước qua địa chỉ email cá nhân theo nhóm thường bị lỗi gây ảnh hưởng đến chế độ thông tin giữa các cơ quan báo chí và các cơ quan, ban ngành quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh.
Nhằm đảm bảo việc gửi nhận văn bản giữa các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh, Sở TT&TT thực hiện cấp tài khoản sử dụng trên phần mềm gửi nhận văn bản của tỉnh cho các Văn phòng đại diện, phóng viên thường trú báo chí trung ương tại Thanh Hóa.
Để thực hiện ký số các văn bản, VNPT Thanh Hóa trao tặng chữ ký số công cộng cho các Văn phòng đại diện, phóng viên thường trú giúp cho quá trình ký chuyển văn bản một cách tối ưu nhất.
Theo ông Quyết, việc triển khai giải pháp liên thông văn bản điện tử đã tháo gỡ được nút thắt trong chủ trương xây dựng chính quyền điện tử với cơ chế một cửa; gia tăng tính thuận tiện trong trao đổi thông tin giữa các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh với nhau.
“Đối với văn bản đi, giảm thiểu công tác in ấn và gửi bưu điện đối với những văn bản gửi ngoài đơn vị. Thông tin trao đổi với chính quyền địa phương nhanh chóng, tức thời, phát huy hiệu quả cao đối với những công văn có tính khẩn cấp. Đối với văn bản đến, hiệu quả nhận thấy là hạn chế tiếp nhận văn bản qua đường bưu điện đến muộn, kịp thời giải quyết công việc với chính quyền địa phương”, ông Quyết cho biết.
Ngọc Minh và nhóm PV, BTV" alt=""/>Thanh Hóa cấp chữ ký số cho Văn phòng đại diện, phóng viên thường trú